Trên thực tế, lượng calo trong bơ nhân tạo không những thấp hơn bơ thông thường, mà lượng axit béo không bão hòa của nó cũng cao hơn, càng dễ khiến nồng độ cholesterol tăng cao.
1. Bánh mỳ nâu được làm từ bột mỳ nguyên cám
Những người hay chú ý tới chế độ ăn uống lành mạnh thường bị mê hoặc bởi màu sắc thực phẩm: Màu nâu được xem là thực phẩm lành mạnh và có giá trị dinh dưỡng cao hơn. Thực tế, đó chỉ là màu thực phẩm do các thợ làm bánh thêm vào trong quá trình làm bánh, từ đó giúp bánh mỳ nâu thu hút nhiều người mua hơn. Lưu ý, bánh mỳ nâu không có nghĩa là bánh mỳ được làm từ bột mỳ nguyên cám, vì thế khi mua bánh tốt nhất nên xem rõ nhãn mác.
2. Bánh mỳ bơ tốt cho sức khỏe hơn khoai tây chiên
Mọi người đều biết khoai tây chiên giàu calo, nên họ thường chuyển sang ăn bánh mỳ, vì nó có lợi ích cho sức khỏe hơn. Nhưng để bánh mì có vị ngon hơn, nhiều người khi ăn thường phết thêm bơ. Thực ra, bánh mỳ bơ so với khoai tây chiên, hàm lượng chất béo của hai loại này không khác nhau là mấy, lượng tinh bột, protein và khoáng chất trong chúng cũng tương đương, vì thế bánh mỳ bơ không hẳn tốt cho sức khỏe hơn khoai tây chiên.
3. Chất tạo ngọt giúp giảm béo
Nhiều người đều biết ăn đường dễ béo phì, vì thế đã dùng chất tạo ngọt thay thế cho đường vì mong chúng có thể giúp chúng ta giảm béo. Nhưng nghiên cứu cho thấy, một số chất tạo ngọt (đặc biệt là aspartame) sẽ thúc đẩy việc tiết ra insulin, hậu quả chỉ có thể càng khiến cho cơ thể bạn phụ thuộc vào đường nhiều hơn.
Ảnh minh họa
4. Salad có lợi cho sức khỏe
Có lẽ do salad có hàm lượng calo thấp, nên được nhiều người ưa chuộng. Lượng nước trong salad lên tới 80%, dinh dưỡng từ salad nạp vào cơ thể cực thấp. Tuy nhiên, các chị em không nên ăn quá nhiều salad, bởi vì thể chất của họ đều khá lạnh, ăn quá nhiều salad có thể gây ra sự trao đổi chất kém, tuần hoàn máu kém, kinh nguyệt không đều, da không sáng, thậm chí còn có nếp nhăn.
5. Ăn vặt vào buổi tối sẽ làm mất dáng
Thực tế là chỉ khi bạn ăn quá no vào buổi tối mới dẫn tới béo phì. Nếu buổi tối bạn không nạp quá nhiều calo, thì sẽ không có vấn đề thừa cân. Nhưng phải lưu ý là, ăn quá muộn hoặc có thói quen ăn đêm thực sự sẽ làm tăng gánh nặng cho dạ dày, dễ dàng dẫn đến rối loạn giấc ngủ và tăng cân.
6. Bơ thực vật giàu calo hơn bơ nhân tạo
Trên thực tế, lượng calo trong bơ nhân tạo không những thấp hơn bơ thông thường, mà lượng axit béo không bão hòa của nó cũng cao hơn, càng dễ khiến nồng độ cholesterol tăng cao.
7. Men trái cây giúp giảm cân
Trên thực tế, men trong trái cây có chức năng hỗ trợ tiêu hóa protein, có thể giúp thực phẩm được hấp thụ vào cơ thể tốt hơn, nhưng chất béo trong cơ thể lại không thể bị đốt cháy hết. Do đó, giảm cân không thể chỉ dựa vào việc chỉ ăn trái cây.
Ảnh minh họa
8. Mật ong ít calo, giúp giảm béo
Thực tế là calo của mật ong chỉ ít hơn đường mà thôi. Không có tác dụng giảm béo. Nhưng về hàm lượng kali, kẽm và đồng, giá trị dinh dưỡng của mật ong cao hơn đường, vì thế không nên từ chối mật ong.
9. Ăn khoai tây dễ béo
Nhiều người cho răng ăn khoai tây dễ béo, thực ra không phải vậy. Khoai tây có chứa tinh bột, nhưng lượng nước trong nó lên tới hơn 70%, hàm lượng tinh bột thật sự không quá 20%, còn có hiệu quả giảm béo. Sở dĩ khoai tây bị mọi người coi là thực phẩm gây béo phì hoàn toàn là do cách nấu truyền thống không đúng giống như món khoai tây chiên.
10. Ăn rau sống tốt cho sức khỏe
Không ít loại rau ăn sống lại có lợi cho sức khỏe, bởi vì như vậy có thể lưu giữ lại thành phần dinh dưỡng trong đó, đặc biệt là vitamin. Song ăn sống không thích hợp với mọi loại rau, nhất là các loại rau như khoai tây, cà rốt, đậu… Các loại rau này nên chế biến sẽ có nhiều giá trị dinh dưỡng hơn.
Theo Trí Thức Trẻ