Sôcôla, bánh ga tô, sữa đậu nành là một trong những món ăn khoái khẩu của nhiều người, nhưng những thực phẩm này có thực sự tốt cho sức khỏe của trẻ, hãy cùng các chuyên gia dinh dưỡng đi tìm câu trả lời
1. Tránh dùng sữa đậu để nuôi trẻ:
Sữa đậu chủ yếu làm bằng các loại đậu. Hiện nay trên thị trường có bán nhiều loại sữa đậu, giá cả thỏa đáng, sử dụng thuận tiện. Trong sữa đậu có nhiều protein, yếu tố vi lượng, vitamin nhưng không nên thay thế sữa đậu cho sữa bò vì protein trong sữa đậu chỉ là protein thực vật, trong sữa đậu nành lại chứa chất nhôm, trẻ uống lâu ngày sẽ tăng chất nhôm trong cơ thể, ảnh hưởng đến sự phát triển của đại não.
Vì vậy sau thời kỳ bú mẹ hoàn toàn, trong chế độ ăn bổ sung cho trẻ dùng sữa bò là tốt nhất và chỉ nên dùng sữa đậu kèm theo.
2. Không nên cho trẻ ăn trứng muối:
Nhiều bà mẹ cho rằng trứng muối được chế biến từ trứng gà, vừa có dinh dưỡng vừa có mùi vị đặc biệt, vì thế thường xuyên cho trẻ ăn trong bữa ăn hàng ngày của trẻ. Nhưng trứng muối lại không tốt nếu bé ăn quá nhiều, có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của bé.
Nguyên nhân là trong quá trình chế biến trứng muối phải sử dụng một lượng chì nhất định, trong khi chì có ảnh hưởng không tốt đến hệ thần kinh, hệ tiêu hóa và quá trình tạo máu. Đặc biệt, bé còn rất mẫn cảm với chì, tỷ lệ hấp thu chì cao hơn rất nhiều so với người lớn. Não bộ và hệ thần kinh của bé còn chưa phát triển một cách đầy đủ, nên càng dễ bị tổn thương, do đó gây ảnh hưởng lớn đến trí lực của bé.
3.Hạn chế cho trẻ ăn gan động vật:
Gan động vật có hàm lượng dinh dưỡng phong phú, có thể bổ sung sắt và vitamin A, vì thế nhiều bà mẹ hay cho trẻ ăn gan động vật trong bữa ăn của bé. Nhưng nghiên cứu chỉ ra rằng, tuy gan có hàm lượng dinh dưỡng phong phú, nhưng cũng chính là “bộ máy giải độc” lớn nhất trong cơ thể, vì thế hàm lượng độc tố cũng như lượng khí thể hóa học trong gan cũng rất cao.
Do đó bạn chỉ nên cho bé ăn một lượng gan vừa đủ, nếu ăn quá nhiều sẽ không có lợi cho sức khỏe bé. Ngoài ra, lượng vitamin A có trong gan động vật nếu tích tụ quá nhiều trong cơ thể cũng có thể dẫn đễn một số bệnh khác.
4. Không nên ăn nhiều sôcôla:
Các nhà dinh dưỡng cho rằng, không nên cho trẻ nhỏ ăn nhiều sôcôla. Sôcôla được gọi là thứ thực phẩm “năng lượng nhanh”, sẽ ảnh hưởng đến khẩu vị khiến trẻ nhỏ không muốn ăn cơm, hạn chế việc hấp thu các chất dinh dưỡng khác. Ngoài ra, chất acid oxalic trong sôcôla kết hợp với calci sẽ trở thành oxalate calci không hòa tan, khiến cơ thể không tiếp thu được calci. Nếu ăn sôcôla lâu dài sẽ làm tóc khô, tiêu chảy, xuất hiện chứng thiếu calci và chậm lớn.
Gần đây, các nhà nghiên cứu nước ngoài còn phát hiện trong sôcôla có chứa bromua, chất này phối hợp tác dụng với cafein trong sôcôla, tạo nên những kích thích không tốt cho não của trẻ, khiến trẻ bị hưng phấn quá gây mất ngủ. Vì vây không nên cho trẻ ăn nhiều sôcôla, lại càng không nên chi sôcôla vài sữa, vì chất calci của sữa sẽ bị acid oxalic trong sôcôla phá hoại.
Đi đôi với mức sống được nâng cao, nhiều gia đình không tiếc tiền tẩm bổ cho con mà không biết rằng: Tẩm bổ phải căn cứ vào tuổi tác và thể chất con người chứ không nên tẩm bổ bừa bãi, nếu không chỉ có hại mà không có lợi.
Đứng về góc độ y học, một trẻ khỏe mạnh cơ năng, các mặt đều bình thường thì không cần thiết phải tẩm bổ. Các loại thực phẩm có dinh dưỡng bao gồm chất protein, chất béo, vitamin…chỉ cần đảm bảo cân bằng dinh dưỡng trong ăn uống bình thường là được, không cần phải tẩm bổ cho trẻ. Trong sinh hoạt hàng ngày, chúng ta thường thấy có hiện tượng những cụ già hoặc người thân trong gia đình, hàng ngày khi được ăn các chất bổ, thường hay tiện tay bón cho các cháu vài miếng, cũng có khi còn để hẳn cho các cháu một suất.
Tấm lòng yêu con cháu là điều dễ hiểu, nhưng thói quen như vậy thực sự không tốt cho trẻ. Có gia đình lại thường xuyên cho trẻ uống các loại thuốc bổ như sữa ong chúa, mật ong, tạo cho trẻ thói quen dùng từ bé, một số gia đình còn lạm dụng cả nhân sâm, gây nên hội chứng nhân sâm, suất hiện các biểu hiện như: trẻ khóc nhiều, người bứt rứt, khó chịu, nặng hơn có thể xuất hiện co giật, thậm chí gây nguy hiểm đến tính mạng.
6. Tránh ăn bánh gatô thường xuyên:
Bánh ga tô là loại thức ăn ngon được làm bằng các nguyên liệu chính là bột mì, dầu mỡ và đường. Ngoài ra còn có những nguyên liệu bổ trợ như trứng gà, sữa bò, nhân quả, đậu rang, nhân táo…chế biến bánh gatô cũng đòi hỏi nhiều công đoạn như nướng, hấp…để thành món ngon.
Vì màu sắc đẹp, lạ, có mùi thơm, ngọt, xốp nên bánh gatô được nhiều người ưa thích. Nhưng nếu thường xuyên ăn loại bánh này sẽ không phù hợp với yêu cầu dinh dưỡng, nhất là đối với trẻ đang thời kỳ lớn. Ăn bánh ga tô sẽ ảnh hưởng đến sự thèm ăn của trẻ, không những làm cho bữa chính kém đi mà còn tạo nên thói quen ăn lệch, khiến cho các chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ lớn lên không được bổ sung kịp thời, dễ trở thành thiếu dinh dưỡng.
7. Tránh những thức ăn nhiều mì chính:
Có những trẻ biếng ăn, không thích ăn nên bố mẹ hay cho thêm mì chính vào thức ăn để thức ăn ngon hơn, nhưng làm như vậy kết quả sẽ ngược lại. Bởi vì ăn nhiều mì chính sẽ làm cho trẻ thiếu chất kẽm. Thành phần hóa học của mì chính là glutamate kẽm và bài tiết qua nước tiểu, gây nên hiện tượng thiếu kẽm cấp tính. Kẽm là nguyên tố vi lượng cần thiết cho cơ thể, trẻ nhỏ thiếu kẽm sẽ chậm lớn, trí tuệ kém, chậm trưởng thành tình dục, thậm chí là rối loạn vị giác, không thèm ăn.
Theo Kienthucsuckhoe