Biểu hiện của sẹo lồi là một khối u cục, có phân thùy, mô đặc và có thể lan rộng sang tổ chức mô lành. Nó phát triển nhanh từng đợt và không có biểu hiện thoái triển.
Với sẹo lồi nếu bạn không chữa trị kịp thời, nó sẽ lan rộng và rất khó chữa trị, bên cạnh những phương pháp chữa trị chuyên dụng của y học thẩm mỹ, thì các phương pháp từ thiên nhiên cũng phần nào giúp bạn hạn chế được tình trạng sẹo lồi.
Đặc điểm của sẹo lồi:
– Một số vùng của cơ thể có khuynh hướng biểu hiện sẹo lồi là: một nửa trên của cơ thể như: đầu, cổ, ngực vai và cánh tay. Trong đó vùng hay gặp nhất tai, dái tai, cổ bên, vùng cơ denta, sẹo lồi cũng có thể gặp ở xung quanh rốn và có thể gặp ở cả vùng mu.
– Ngoài yếu tố di truyền, một số yếu tố thuận lợi gây sẹo lồi như: do căng kéo vùng vết thương, do da vết thương không bằng phẳng, khâu vá không đúng lớp giải phẫu.
– Sẹo lồi là dạng sẹo gồ trên da do sự phát triển quá mức, thường gây ngứa đau và đôi khi gây co kéo.
Một số phương pháp điều trị sẹo lồi từ thiên nhiên:
1. Sử dụng tinh chất cây rau má
Cây Kola (côla) hay còn gọi là cây rau má là một loại thảo dược truyền thống đã được sử dụng trong nhiều thế kỷ ở Hồng Kông, Ấn Độ và Indonesia nhằm chữa lành vết thương và những bệnh về da như bệnh vẩy nến và bệnh phong.
Theo Trung tâm Y tế Đại học Maryland thì cây rau má có chứa nhiều triterpenoids giúp tăng cường da và tăng lưu thông vào vùng da. Các hợp chất có trong cây rau má sẽ ức chế việc sản xuất quá mức của collagen trong các mô sẹo, nâng cao chất chống oxy hóa và thúc đẩy sự phát triển, tái tạo làn da mới cho những vết sẹo cũ của bạn.
Cách làm: lấy rau má giã nát và đắp lên vùng da sẹo, còn nước thì bạn có thể dùng để uống để làm đẹp da.
2. Tinh chất hành tây
Chiết xuất hành tây là một chất chống viêm, giảm sự thâm của vết sẹo do dư thừa collagen trong mô sẹo, giảm thiểu sự xuất hiện của mức độ sẹo và ức chế phát triển sẹo. Bạn cũng có thể sử dụng tinh chất hành tây ở dạng gel để bôi lên vùng da sẹo, có tác dụng rất hiệu quả trong việc điều trị sẹo.
Tuy nhiên đối với những trường hợp bị dị ứng với hành tây thì không thể áp dụng được phương pháp này.
3. Tinh dầu cây ngải đắng (ngải cứu)
Tinh dầu cây ngải đắng thường được chưng cất từ lá của cây ngải đắng (ngải cứu) lâu năm. Đây là một chất khử trùng, một loại kháng sinh và là nguồn chất chống oxy hóa tự nhiên và hiệu quả.
Bạn có thể sử dụng tinh dầu cây ngải đắng để sữa chữa tình trạng xấu xí của các vết sẹo, đặc biệt là với những vết sẹo cũ hoặc các vết sẹo quá khó coi. Tinh dầu cây ngải đắng giúp cải thiện lưu thông và làm mềm vết thương, chữa lành và tái tạo da, phá vỡ các mô sẹo.
4. Cỏ cà ri
Ngoài cách trị sẹo bằng tinh dầu ngải cứu, bạn cũng có thể tham khảo trị sẹo với cỏ cà ri. Với phương pháp này, để thực hiện xóa sẹo.
Cách làm: dùng 1 muống cà phê cỏ cà ri (Methi) và luộc hạt cỏ trong 1 lít nước trong vai phút, và lấy nước cỏ cà ri đó rửa vùng bị sẹo. Đây là một biện pháp lý tưởng cho việc điều trị sẹo hình thành do mụn.
Bên cạnh các phương pháp trên bạn nên kiêng ăn một số thực phẩm sau đây:
Trứng
Trứng là loại thức ăn cung cấp đủ các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, là loại thức ăn bổ dưỡng, cần thiết cho người bị thương. Tuy nhiên có rất nhiều sự trùng hợp về việc, ăn trứng gây ra vùng da bị thương trắng hơn, hoặc có màu loang lổ như bị lang ben.
Vậy nên, theo kinh nghiệm dân gian, để cho “chắc ăn”, bạn nên kiêng trứng trong thời gian vết thương lên da non, liền da. Thực sự đây chỉ là nhận định mà theo ông cha ta răn dạy.
Rau muống
Cuốn “Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam” của Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật (2004) cho biết: “Rau muống có vị ngọt nhạt, tính mát, có tác dụng giải độc, sinh da thịt, nhuận tràng, lợi tiểu”.
Chính vì vậy, nếu bạn bị vết thương rất sâu, cần làm đầy nhanh chóng thì rau muống là một loại thực phẩm rất tốt để tái tạo tế bào mới. Nhưng nếu muốn giữ thẩm mỹ với những vết thương ngoài da, bạn nên kiêng ăn rau muống. Vì theo nhận định và kinh nghiệm của ông cha ta thì ăn rau muống cũng rất dễ để lại sẹo lồi.
Hải sản
Đây là loại thức ăn dễ gây dị ứng ở nhiều người. Còn với những người bị thương, ăn hải sản dễ gây ngứa ngáy, khó chịu.
Chính vì vậy khi bị thương bạn nên hạn chế ăn các đồ hải sản để tránh bị sẹo lồi.
Nếp, thịt gà
Nếp là loại gạo có tính nóng, dẻo, dễ gây xưng và mưng mủ cho vết thương.
Còn thịt gà là loại thực phẩm khiến cho vết thương lâu lành. Bạn cũng cần kiêng ăn các loại thực phẩm này, để có thể tránh sẹo hiệu quả.
Theo Eva