Khi bị đau ở ngực, suy nghĩ đầu tiên của nhiều chị em là do ung thư vú. Tuy nhiên, mặc dù ung thư vú cũng là bệnh gây đau ngực nhưng không phải cơn đau nào ở ngực cũng là do ung thư vú gây ra.
Đau ngực là một tình trạng phổ biến ở phụ nữ ở thời tuổi trước và sau mãn kinh. Đau vú có thể được mô tả như một sự nhạy cảm hoặc đau liên tục ở vú. Nhiều chị em phải chịu những cơn đau ở vú trong những ngày trước hoặc đang có kinh nguyệt. Cơn đau có thể xuất hiện ở vú bên trái, bên phải hoặc cả hai.
Một số nguyên nhân gây đau dưới ngực trái
Đau dưới ngực bên trái có thể xuất phát từ các mô không liên quan đến vú. Cơn đau ở vùng này có thể do những nguyên nhân sau:
– Đầy hơi: Tích tụ quá nhiều khí trong đường tiêu hóa có thể kéo căng thành dạ dày và đổi khi bị đẩy lên trên. Điều này có thể làm cho bạn cảm thấy khó chịu và đau nhói ở ngực trái, đặc biệt là ở vùng gần khung xương sườn.
– Đau tim: Khi tim bạn không nhận được đủ máu giàu oxy, nó sẽ phải làm việc nhiều hơn để bơm máu và phải chịu áp lực nhiều hơn. Điều này có thể gây ra cơn đau thắt ngực với các biểu hiện như đau dưới vú trái, đôi khi có thể lan rộng đến vai trái, cánh tay, cổ hoặc lưng.
– Co thắt cơ: Các cơn co thắt đột ngột trong các cơ xung quanh xương sườn có thể gây đau dọc theo một trong hai vú. Nguyên nhân gây ra tình trạng co thắt cơ thường là do thiếu dinh dưỡng, mất nước, mất muốivà điện giải trong cơ thể.
– Chứng sưng màng phổi: Màng phổi là niêm mạc của khoang phổi, bao quanh phổi. Tình trạng viêm của các lớp này được gọi là viêm màng phổi và có thể dẫn đến đau dưới vú trái, đặc biệt là khi bạn thở mạnh, hắt hơi hoặc ho.
– Nguyên nhân có thể khác: Một số nguyên nhân khác gây đau vùng ngực trái có thể do viêm dạ dày hoặc thực quản, căng thẳng và rối loạn tim có liên quan đến bệnh nào đó như bệnh phì đại cơ tim. Người bị bệnh zona, tổn thương thần kinh và cảm lạnh thông thường cũng có thể bị đau rát xảy ra ở hai bên vú.
Đau dưới ngực trái có thể xuất phát từ các mô không liên quan đến vú. Ảnh minh họa
Nếu bạn gặp phải tình trạng đau ở ngực trái hoặc phải, hãy lưu ý tới những nguyên nhân dưới đây.
Bướu sợi tuyến vú
Bướu (u) sợi tuyến vú là một căn bệnh u bướu lành tính của rất nhiều phụ nữ trong độ tuổi 18-40. Khối u có cấu trúc gồm biểu mô và ít mô liên kết, phần lớn là bướu lành tính. Bướu tuyến sợi vú điển hình thường có hình tròn hoặc phân thùy dạng dài, giới hạn rõ, mật độ chắc, đường kính khoảng 1-5 cm, di động tương đối nên có thể dịch chuyển đôi chút, khi ấn lên vùng da lân cận sẽ nghe độ cộm rõ rệt. Không giống như các khối u ung thư vú, bướu sợi tuyến vú có thể dễ dàng di chuyển và đã được xác định rõ ràng. Các khối u này có thể gây đau ở vú thậm chí cả ra sau nách.
Biến đổi nội tiết tố
Biến đổi nội tiết tố trước hoặc trong thời gian chu kì kinh nguyệt (chẳng hạn như hội chứng tiền kinh nguyệt – PMS) cũng có thể là lý do gây ra những cơn căng ngực tực. Ngoài ra, các mô liên kết ở vú trở nên mềm hơn và nhạy cảm hơn khoảng thời gian này nên dễ dẫn đến sự cương cứng ở ngực. Những biến đổi nội tiết mang tính chu kì như trong khi mang thai, ở tuổi dậy thì, cho con bú và thời kì mãn kinh cũng là nguyên nhân gây ra những cơn đau vú.
Bệnh viêm vú
Tình trạng này được đặc trưng bởi triệu chứng ống dẫn sữa bị chặn hoặc bị nhiễm và có thể đã xảy ra trong thời gian do cho con bú. Những người bị tổn thương gan do nghiện rượu hoặc chấn thương ở vú cũng có nguy cơ phải đối mặt với tình trạng viêm vú. Sự bất thường ở các ống dẫn sữa như vậy có thể gây ra đau vú từ trung bình đến nặng.
Bệnh viêm sụn sườn
Tình trạng này chủ yếu gặp ở trẻ nhỏ. Viêm sụn sườn là do viêm khớp nối các sụn nối giữa xương sườn phía trên với xương ức. Viêm sụn sườn có thể gây ra cảm giác đau đớn trong ngực bên trái. Tình trạng này có thể điều trị được và không quá nguy hiểm với sức khỏe nếu được chữa trị kịp thời.
Ung thư vú
Đây chắc chắn là nguyên nhân đáng sợ nhất của những cơn đau xuất hiện ở vú và vùng ngực. Những nguyên nhân làm tăng nguy cơ ung thư vú bao gồm uống quá nhiều rượu, béo phì, có lối sống ít vận động và không cho con bú.
Theo Pháp Luật Xã Hội