Nếu cơ thể người lớn có đến 60 – 70% là nước thì ở trẻ em nước chiếm tới 80%. Vì thế ở trẻ em (nhất là trẻ sơ sinh) không có bắp vì thế người ta không dùng thuốc cho trẻ em theo đường tiêm bắp, cho đến 1 tuổi đường tiêm cho trẻ em vẫn là tĩnh mạch.
Trong sử dụng thuốc cho trẻ em người ta thường chú ý lứa tuổi trẻ em tới 12 tuổi. Trong giai đoạn này trẻ em được phân thành các lớp tuổi sau: trẻ sơ sinh (dưới 1 tháng tuổi), trẻ 1 năm (từ 1 tháng tuổi đến 12 tháng tuổi), trẻ nhỏ (trên 1 tuổi đến 6 tuổi) và trẻ lớn (trên 6 tuổi đến 12 tuổi). Cách phân loại này phản ánh sự thay đổi về mặt sinh học với mục đích tính toán liều lượng thuốc. Trẻ trên 12 tuổi được coi như người lớn.
Ở lứa tuổi dưới 1 năm (đặc biệt là dưới 1 tháng tuổi) thì sự hấp thu, phân bố, chuyển hóa và thải trừ của thuốc bị ảnh hưởng nhiều nhất vì mọi chức năng của cơ thể như việc bài tiết axit của dạ dày, hệ enzym để phân tách thuốc để hấp thu, chức năng của gan, thận chưa hoàn chỉnh. Do gan và thận của trẻ đều kém nên thải trừ thuốc kém và thuốc có thể bị tích lũy trong cơ thể dẫn đến gây độc. Vì thế khi dùng thuốc cho trẻ phải tính toán liều lượng hợp lý. Trước hết phải đọc kỹ đơn hướng dẫn. Trường hợp trong hướng dẫn không nói liều cho trẻ em là bao nhiêu thì câu đầu tiên chúng ta cần hỏi có được dùng cho trẻ em hay không? Thực tế có những thuốc không ghi liều cho trẻ em và ghi thận trọng dùng cho trẻ em (có nghĩa là cho đến thời điểm hiện tại kinh nghiệm sử dụng thuốc này cho trẻ em chưa đầy đủ nên thận trọng khi dùng). Khi dùng bác sĩ phải căn cứ vào cân nặng, diện tích bề mặt cơ thể… để tính toán liều lượng phù hợp.
Khi dùng thuốc cho trẻ phải tính toán liều lượng hợp lý.
Nhu động ruột của trẻ dưới 1 tháng tuổi nhanh (thể hiện đi ngoài rất nhiều lần trong ngày)… Vì thế, những thuốc ở dạng tác dụng kéo dài không dùng cho trẻ em (vì dùng dạng thuốc có tác dụng kéo dài cho trẻ có ưu điểm đỡ phải dùng nhiều lần nhưng nhược điểm là thuốc chưa kịp hấp thu, phát huy tác dụng đã bị tống ra ngoài rồi, nên người ta khuyên không dùng cho lứa tuổi này).
Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có khả năng hấp thu thuốc qua da rất lớn đặc biệt ở vùng bẹn hoặc mặt (do da trẻ em vô cùng mỏng, hàng rào biểu mô chưa trưởng thành, hơn nữa diện tích bề mặt da so với trọng lượng cơ thể trẻ lớn), nên những thuốc bôi ngoài dễ bị kích ứng hoặc dị ứng, có thể có tác dụng toàn thân gây độc. Vì vậy, trẻ dưới 2 tuổi không bôi, xoa các loại tinh dầu lên da của trẻ đặc biệt là vùng mũi sẽ gây ngạt hô hấp. Nếu bôi thuốc mà băng lại khả năng hấp thu thuốc qua da tăng và có thể gây độc. Ví dụ, trẻ em hay bị hăm, các bà mẹ hay bôi thuốc corticoid lại mặc bỉm ra ngoài sẽ làm tăng hấp thu thuốc có thể bị tác dụng phụ toàn thân gây hại cho trẻ.
Nếu cơ thể người lớn có đến 60 – 70% là nước thì ở trẻ em nước chiếm tới 80%. Vì thế ở trẻ em (nhất là trẻ sơ sinh) không có bắp vì thế người ta không dùng thuốc cho trẻ em theo đường tiêm bắp, cho đến 1 tuổi đường tiêm cho trẻ em vẫn là tĩnh mạch. Cũng vì điều này có thể lý giải vì sao trẻ em khi bị đi ngoài, ốm thì sút rất nhanh, nhưng khi trẻ ăn lại 1 tuần sau thì bụ bẫm như thường. Những thuốc tan trong nước có thể tích phân bố rất rộng nên rất nhiều thuốc ở trẻ em phải dùng liều cao hơn người lớn thì mới đủ liều (vì nước làm cho thuốc phân tán hết và ít tác dụng).
Đối với trẻ dưới 6 tuổi nên dùng thuốc đường uống, dạng lỏng. Với các loại bình xịt phải có dụng cụ thích hợp.
Một số thuốc không nên dùng cho trẻ em: Nhóm cyclin như tetracyclin và corticoid (gây chậm lớn cho trẻ, phồng thóp và hỏng răng), androgen (gây dậy thì sớm), hexachloraphen (gây độc thần kinh), novobiocin, sulffonamid, vitamin K (gây vàng da), các kháng sinh quinolon, ciproxacin, ofloxacin, fluoroquinolon… không dùng cho trẻ em dưới 16 tuổi vì ảnh hưởng tới xương sụn của trẻ.
Theo suckhoedoisong