Huyết áp thấp hoặc hạ huyết áp xuất hiện khi lưu lượng máu lưu thông dưới mức bình thường. Do huyết áp thấp mà máu được tim bơm đến các động mạch có thể bị yếu đi và mọi cơ quan trong cơ thể không được cung cấp đầy đủ oxy hoặc các chất dinh dưỡng.
Huyết áp thấp có thể là kết quả của việc ăn uống không đầy đủ. Nếu lượng calo, vitamin, khoáng chất và protein trong chế độ ăn uống hàng ngày không được cung cấp đầy đủ cho cơ thể thì rất có thể dẫn đến hạ huyết áp và làm cho cơ thể luôn ở trạng thái huyết áp thấp.
Các triệu chứng và nguyên nhân của huyết áp thấp:
• Chóng mặt, mệt mỏi, yếu ớt, và lơ mơ buồn ngủ là những triệu chứng chính.
• Các triệu chứng phổ biến nhất của huyết áp thấp là đau đầu nhẹ, chân tay liên tục bị lạnh do lượng máu thực tế được đưa đến các chi không đủ.
• Chế độ ăn uống thiếu vitamin B, vitamin C, protein và gây ra thiếu hụt calo trầm trọng. Mất máu, thất vọng, các vấn đề liên quan cảm xúc là những nguyên nhân khác.
• Khó thở và đau ngực nhẹ là phổ biến. Nhịp đập của tim có thể là một dấu hiệu của tăng huyết áp hoặc hạ huyết áp và có thể là dấu hiệu bệnh tim nghiêm trọng hơn.
Phương pháp điều trị:
• Muối sẽ giúp khôi phục lại mức độ huyết áp bình thường. Hãy pha nửa muỗng cà phê muối hòa tan trong nước và uống để lấy lại huyết áp đạt mức yêu cầu.
• Ăn hoa quả tươi và uống sữa trước mỗi bữa ăn.
• Uống nước củ cải đường sống vì nước củ cải đường sống có hiệu quả khắc phục huyết áp thấp.
• Bơ sữa là tốt cho cả huyết áp cao và huyết áp thấp
• Tránh căng thẳng và lo lắng không cần thiết.
• Tăng lượng vitamin, cụ thể là vitamin E, C và B.
• Có thể dùng thuốc để điều trị huyết áp thấp. Có một số loại thuốc truyền thống có thể giúp chữa bệnh huyết áp thấp. Hãy tham khảo và làm theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Ngoài ra, người mắc bệnh huyết áp thấp nên:
1. Dùng nhiều muối hơn: Muối thường được coi là nguyên nhân làm tăng huyết áp, vì vậy người ta thường hạn chế ăn mặn trong các bữa ăn. Tuy nhiên, với người bị huyết áp thấp thì nên làm ngược lại.
2. Uống nhiều nước: Nên uống khoảng 10 cốc nước mỗi ngày, nhất là sau khi tập luyện thể thao hay trong những ngày hè nóng, nên dùng nước trong thành phần có nhiều natri và kali.
3. Tập luyện thể thao đều đặn: Người bị huyết áp thấp nên duy trì thói quen luyện tập thể thao đều đặn để lưu thông máu trong cơ thể tốt hơn, có ích trong việc giảm chứng huyết áp thấp. Cẩn thận lúc đứng lên đột ngột khi đang ở tư thế nằm và ngồi, nên thở sâu vài phút trước khi đứng lên để tăng cường lưu thông máu đến các bộ phận của cơ thể.
4. Giảm đồ ăn chứa nhiều carbon hydrate: Các loại thực phẩm như khoai tây, cơm gạo và bánh mỳ chứa nhiều carb nên những người bị huyết áp thấp, hay bị tụt huyết áp không nên dùng. về mặt đông y, tránh những loại thức ăn này sẽ rất lợi tiểu.
5. Tránh xa đồ uống có cồn: Đồ uống chứa cồn làm cho cơ thể mất nước. Thay vào đó, nên uống nhiều nước, tăng lượng rau quả, thịt lườn gà và cá trong chế độ ăn.
Theo Fitness