Theo Thạc sĩ – bác sĩ Vũ Quốc Tuấn (Giám đốc Trung tâm truyền thông giáo dục sức khỏe Hà Nội) thì cúm do nhiễm virus rubella thường có triệu chứng sốt, mệt mỏi, đau đầu, viêm kết mạc mắt, hạch sưng (hạch góc hàm, hạch sau tai,..) triệu chứng viêm đường hô hấp biểu hiện nhẹ có thể không có.
Bệnh rubella – mẹ bầu chớ nên coi thường!
Bệnh rubella còn gọi là bệnh sởi Đức hoặc rubeon do vi rút rubella gây ra. Biểu hiện của bệnh là sốt nhẹ, phát ban và viêm long nhẹ đường hô háp, nổi hạch vùng cổ, chán, sau tai.
Bệnh rubella rất nguy hiểm đối với phụ nữ có thai, nhất là trong 3 tháng đầu của thai kỳ vì nó có thể gây sảy thai, thai chết lưu. Đặc biệt gây dị tật bẩm sinh ở thai nhi, thường gọi là hội chứng rubella bẩm sinh – CRS (bệnh tim, mù, đục thủy tinh thể, điệc và chậm phát triển tinh thần) có thể gặp ở 90% trẻ sinh ra từ bà mẹ nhiễm rubella trong 3 tháng đầu có thai. Bệnh có khả năng lây truyền cao và có thể gây thành dịch lớn.
Bệnh rubella rất nguy hiểm đối với phụ nữ có thai, nhất là trong 3 tháng đầu của thai kỳ vì nó có thể gây sảy thai, thai chết lưu. (Ảnh minh họa)
Tác nhân gây bệnh là vi rút rubella. Người là ổ chứa duy nhất. Thời kỳ ủ bệnh kéo dài 14 – 21 ngày, trung bình 18 ngày. Thời kỳ lây truyền kéo dài từ 7 ngày trước cho tới 7 ngày sau phát ban. Bệnh lây qua đường hô hấp do hít phải các dịch tiết mũi họng của bệnh nhân bắn ra được khuếch tán trong không khí hoặc tiếp xúc trực tiếp với chất tiết đường mũi họng của bệnh nhân. Trong điều kiện sống khép kín thì hầu hết những người cảm nhiễm có thể bị nhiễm vi rút.
Trẻ em mắc hội chứng rubella bẩm sinh đào thải vi rút trong dịch tiết hầu họng, trong nước tiểu và là nguồn truyền nhiễm cho những người tiếp xúc. Những người chưa có miễn dịch đều có thể bị mắc bệnh, người sau khi mắc bệnh có miễn dịch bền vững, miễn dịch của mẹ truyền cho con có thể bảo vệ trẻ trong vòng 6 đến 9 tháng sau khi ra đời, tùy vào kháng thể của mẹ.
Chị Ngọc Linh (Vân Đồn – Quảng Ninh) chia sẻ, ngày chị mang bầu đứa con đầu lòng khoảng tháng thứ hai, chị có triệu chứng mệt mỏi, sốt, có hạch ở sau tai. Đi khám, bác sĩ làm cho chị các xét nghiệm và kết luận chị bị cúm do nhiễm vi rút rubella. Chị được các bác sĩ cho biết nếu đang mang bầu mà bị nhiễm bệnh rubella là rất nguy hiểm đến thai nhi và để lại nhiều dị tật sau này. Vì vi rút rubella nhân lên trong nhau thai và do vậy sẽ truyền từ mẹ sang con trong thai kỳ. Thời gian 12 tuần đầu thai kỳ là thời gian nguy hiểm nhất khi người mẹ nhiễm rubella, bởi đây là lúc bào thai còn rất non nớt, dễ dàng bị phá hủy. Viruts rubella từ máu của mẹ chuyển qua nhau thai vào thai nhi trong giai đoạn khởi phát và toàn phát bệnh. Nhưng vì đứa con đầu lòng nên chị quyết tâm để lại và đã dẫn đến cháu nhỏ bị tim bẩm sinh.
Cần đi tiêm phòng bệnh rubella
Theo Thạc sĩ – bác sĩ Vũ Quốc Tuấn (Giám đốc Trung tâm truyền thông giáo dục sức khỏe Hà Nội) thì cúm do nhiễm virus rubella thường có triệu chứng sốt, mệt mỏi, đau đầu, viêm kết mạc mắt, hạch sưng (hạch góc hàm, hạch sau tai,..) triệu chứng viêm đường hô hấp biểu hiện nhẹ có thể không có.
Phát ban thường từ sau 2 đến 7 ngày, ban thường nổi từ phần ngực đến sau lưng, tay, mặt và toàn thân; ban màu hồng sáng hơn ban sởi, sẩn nhỏ có thể kết hợp thành quầng đỏ rộng mỏng tồn tại khoảng 2 đến 5 ngày, nhưng cũng có trường hợp người bệnh sốt và phát ban khắp người chứ không theo thứ tự và để lại vết thâm như sốt phát ban bệnh sởi ở người.
Phụ nữ nên tiêm vắc xin phòng rubellla trước 3 tháng sau đó mới mang bầu. (Ảnh minh họa)
Biện pháp phòng bệnh rubella một cách hữu hiệu nhất là đi tiêm phòng vacxin phòng tránh vi rút ruballe cho các đối tượng trẻ em từ 9 tháng tuổi và phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ khi tiêm phòng. Với phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ khi tiêm phòng phải sử dụng các biện pháp tránh thai hữu hiệu trong 3 tháng liên tục, gồm 1 tháng trước khi tiêm chủng và 2 tháng sau khi tiêm chủng.
Ngoài ra để phòng bệnh một cách hiệu quả các mẹ cần:
– Luôn giữ vệ sinh môi trường, ngoại cảnh, phòng ốc thông thoáng. Giữ vệ sinh trong sinh hoạt, ăn uống, mang khẩu trang khi ra đường. Tránh tập trung đông người trong thời gian có dịch xảy ra.
– Nâng cao thể lực bằng cách tập thể dục thể thao, sinh hoạt điều độ, ăn uống đầy đủ dưỡng chất.
– Phụ nữ mang thai chưa có miễn dịch nên tránh tiếp xúc với người bệnh rubella, nếu lỡ tiếp xúc thì nên đi khám bệnh để các bác sĩ cân nhắc và xử trí đúng đắn nhất.
– Cho người bệnh ăn thức ăn mềm, lỏng, dễ tiêu, uống nhiều nước, ăn nhiều trái cây. Người bệnh cần được vệ sinh mũi họng (nhỏ mũi và xúc họng) hàng ngày bằng dung dịch nước muối sinh lý 9%o. Đối với trẻ nhỏ cần giặt khăn bằng nước ấm lau mình mẩy hàng ngày cho bé. Nếu người bệnh xuất hiện các triệu chứng của bệnh rubella cần đến các cơ sở y tế làm xét nghiệm.
Theo Afamily