Cao huyết áp là một căn bệnh vô cùng nguy hiểm có thể gây ra những hậu quả vô cùng nghiêm trọng cho sức khoẻ và chất lượng cuộc sống. Vì vậy, người bệnh cũng như người thân cần phải có những hiểu biết nhất định để nhận biết đúng các triệu chứng bệnh cao huyết áp.
Nhận biết đúng các triệu chứng bệnh cao huyết áp
Tăng huyết áp là tăng tình trạng huyết áp tối đa lớn hơn 140 mmHg, huyết áp tối thiểu lớn hơn hoặc bằng 90 mmHg trở lên. Các chỉ số này có thể tăng hoặc giảm tuỳ thuộc vào các yếu tố giới tính, tuổi tác và thói quen sinh hoạt. Tăng huyết áp có thể là tăng một trong hai chỉ số này. Trong đó, trường hợp tăng huyết áp tối thiểu tăng cao là đặc biệt nguy hiểm vì dễ gây tai biến.
Các triệu chứng bệnh cao huyết áp rất phức tạp và cũng biểu hiện tuỳ thuộc theo thể trạng của từng người. Những triệu chứng này nặng nhẹ khác nhau, có những tác động cũng như gây ra những phản ứng khác nhau đối với từng cơ thể bệnh nhân. Triệu chứng bệnh cao huyết áp như nhức đầu, chóng mặt, ù tai, mất ngủ mức độ nhẹ, hoa mắt… Cũng có thể tuỳ bệnh nhân mà các triệu chứng này dữ dội hơn, có thể đau vùng tim, giảm thị lực, người bệnh thở gấp, mặt đỏ bừng tái xanh, nôn ói, hồi hộp, hốt hoảng…
Việc nhận biết các triệu chứng bệnh cao huyết áp cần phải đặt trong tương quan các nguyên nhân gây tăng huyết áp có nguyên nhân vận động hay là cao huyết áp do bệnh lý. Tuổi cao thì dẫn đến huyết áp cao hơn người trẻ, nam có huyết áp cao hơn nữ. Vì vậy, để nhận biết được tình trạng bệnh thực sự, người bệnh cần được thăm khám và theo dõi một cách kỹ lưỡng và liên tục.
Các triệu chứng bệnh cao huyết áp được coi là những dấu hiệu chỉ ra bệnh để bệnh nhân tham khám sức khoẻ của mình. Tuy nhiên, không chỉ dựa vào triệu chứng mà định bệnh để tránh làm bệnh nhân hoảng sợ về sức khoẻ cũng như xem thường bệnh trạng của mình. Những nhận biết này có thể giúp bệnh nhân phát hiện sớm bệnh cũng như đánh giá đúng mức độ, tình trạng bệnh của mình.
Điều trị bệnh tăng huyết áp như thế nào?
Mục đích chính của điều trị bệnh tăng huyết áp là giữ cho huyết áp dưới 140/90 mmHg, hoặc thậm chí là thấp hơn đối với những bệnh nhân có bệnh đái tháo đường hay bệnh thận mạn tính kèm theo. Việc điều trị tăng huyết áp rất quan trọng trong việc làm giảm nguy cơ bị đột quỵ, đau thắt ngực, suy tim.
Huyết áp cao có thể điều trị bằng thuốc, bằng cách thay đổi lối sống hoặc kết hợp cả hai. Việc thay đổi lối sống như là giảm cân, bỏ hút thuốc lá, ăn những thức ăn có lợi cho sức khỏe, giảm lượng muối ăn vào, tập thể dục thường xuyên, giới hạn lượng rượu uống vào.
Thuốc điều trị tăng huyếp áp bao gồm các thuốc như: thuốc ức chế men chuyển, thuốc ức chế thụ thể angiotensin, thuốc ức chế beta, thuốc ức chế chuyển canxi, thuốc ức chế alpha, thuốc dãn mạch ngoại biên. Đây là các thuốc đầu tay trong điều trị tăng huyết áp. Các thuốc này có thể được sử dụng đơn độc hoặc phối hợp với nhau tùy thuộc từng bệnh nhân.
Làm thế nào để phòng ngừa tăng huyết áp?
Có thể phòng ngừa tốt chứng tăng huyết áp bằng cách thay đổi lối sống, trong đó cơ bản là thay đổi chế độ ăn và tập thể dục. Điều quan trọng là phải giữ cân nặng vừa phải, giảm lượng muối ăn vào, giảm uống rượu và giảm căng thẳng.
Để phòng ngừa tổn thương các cơ quan và các bệnh lý có thể gây ra nởi tăng huyết áp như suy tim, tổn thương thận, điều quan trọng là phải được tầm soát, chẩn đoán, điều trị và kiểm soát huyết áp tốt trong gia đoạn đầu.
Theo 4suckhoe